Bên cạnh các địa điểm tham quan đẹp và thơ mộng, những lễ hội Mộc Châu cũng là điểm nhấn ấn tượng, thu hút du khách tới ghé thăm nơi đây. Hãy cùng Viettour3mien tìm hiểu ngay 5 lễ hội độc đáo tại Mộc Châu qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Nội dung chính
ToggleLễ hội Hết Chá Mộc Châu độc đáo
- Địa điểm tổ chức: Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu
- Thời gian tổ chức: Ngày 25/3 – 26/3 hàng năm
Lễ hội Hết Chá là một lễ hội Mộc Châu truyền thống của người dân tộc Thái, được tổ chức hàng năm để tỏ lòng tôn kính tới các vị thầy mo, thầy cúng đã chữa bệnh cho người dân.
Các nghi thức, nghi lễ trong lễ hội thường được những hộ gia đình hay các cá nhân có điều kiện thay phiên nhau đứng ra tổ chức hàng năm. Những người này thường được gọi là chủ tế, phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ và mời ba vị thầy mo khấn mời thần linh về đây dự hội.
Lễ hội Hết Chá được chia thành 2 phần, phần đầu tiên là để cho những người con nuôi nhận thầy mo làm cha cứu chữa rồi họ sẽ tỏ lòng kính trọng và biết ơn với những người thầy mo, đây được coi là đại diện cho thần linh đã cứu giúp sự sống của họ.
Phần hai là phần hoạt động được nhiều người mong chờ bao gồm các điệu nhảy đặc sắc, các trò chơi dân gian thú vị, thể hiện những nét đẹp văn hóa vùng cao đầy sức sống trước những thế lực siêu nhiên và thiên nhiên hùng vĩ.
Lễ hội Hoa Ban Mộc Châu
- Địa điểm tổ chức: Xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, Mộc Châu
Một trong những lễ hội Mộc Châu mang đậm văn hóa truyền thống độc đáo chắc chắn không thể bỏ qua lễ hội Hoa Ban được tổ chức cùng thời điểm với mùa hoa ban trắng tại Mộc Châu.
Lễ hội Hoa Ban Mộc Châu cũng được coi là lễ hội cầu mưa, là ngày mà người dân thể hiện tấm lòng tôn kính và sự tri ân tới những công lao to lớn của các vị thần. Người dân thường tổ chức lễ hội để cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, buôn làng yên vui và đầm ấm.
Ngoài ra, lễ hội này cũng là dịp để những chàng trai, cô gái gặp gỡ nhau, hẹn hò. Nếu có dịp đến đây vào ngày tổ chức lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chàng trai, cô gái đang trong bộ trang phục truyền thống, tặng nhau những bông hoa ban trắng muốt, tham gia, chiêm ngưỡng những tiết mục văn nghệ, trò chơi và các cuộc thi hát giao duyên.
Tết độc lập Mộc Châu
- Thời gian tổ chức: Từ 31/8 – 2/9 hàng năm
Tết độc lập Mộc Châu là lễ hội Mộc Châu truyền thống, đặc sắc được truyền từ đời này sang đời khác và trở thành nét đẹp văn hóa vùng miền nổi tiếng.
Vào dịp lễ hội, tất cả người H’Mông lại nô nức rủ nhau xuống trung tâm huyện vui ngày Tết độc lập để bày tỏ lòng biết ơn của mình với Đảng, Bác Hồ, Chính Phủ đã đem tới độc lập, tự do cho đồng bào cả nước nói chung và người H’Mông nói riêng.
Vào đêm 31/8 tới đêm 1/9 chính là thời điểm tổ chức các tiết mục văn hóa văn nghệ, giao lưu, thổi khèn, múa hát diễn ra rộn ràng cả núi rừng Mộc Châu.
Các chàng trai, cô gái gặp nhau, trao nhau những điệu múa, lời ca tiếng hát cùng những câu ước hẹn, thề nguyền kết tóc se tơ, trọn đời yêu thương. Tới rạng sáng ngày 2/9 chính là tiết mục bắn pháo hoa chào đón Tết độc lập và các chương trình lễ hội diễn ra cho tới hết đêm.
Chợ tình cao nguyên Mộc Châu
- Địa điểm tổ chức: Cao nguyên Mộc Châu
- Thời gian: Từ 31/8 – 2/9
Nhắc đến chợ tình thì chắc chắn ai cũng hiểu đây chính là nơi các chàng trai, cô gái gặp gỡ, hẹn hò, là nơi gửi gắm tình yêu của đôi lứa. Du khách khi tới với chợ tình không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bộ trang phục dân tộc mà còn được tham gia và tìm hiểu thêm nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở nơi đây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia nhiều trò chơi dân gian như thi giã bánh giầy, thi nấu cơm, tung còn, đi cà kheo, vật gậy, đánh tu lu, ném pao…
Tết xíp xí của người dân tộc Thái
- Thời gian: 14/7 âm lịch hàng năm
Tết xíp xí là một lễ hội Mộc Châu nổi tiếng và không thể thiếu trong năm của người dân tộc Thái Trắng ở Mộc Châu. Mâm lễ cúng trong Tết xíp xí của gia đình nào cũng phải bắt buộc có thịt vịt bởi người dân quan niệm vịt là giống ở nước, cúng thịt vịt để cho những điều xui rủi, không may mắn, rủi ro sẽ theo con vịt đó trôi đi.
Người Thái Trắng gọi Tết xíp xí là tết xá tội, xá tội cho người sống. Người Thái Trắng dâng lễ vật nhằm tại ơn ông chủ miếu đã che chở cho cuộc sống của bản làng được may mắn, mạnh khỏe; cầu cho các thần bỏ qua các lỗi lầm mà con cháu lỡ mắc phải.
Sau khi cúng xong, họ thường dùng chỉ buộc vào tay để lấy may. Qua ngày này, họ cởi chỉ và buộc vào góc màn mình ngủ.
Trên đây là 5 lễ hội Mộc Châu mang đậm văn hóa truyền thống mà Viettour3mien muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu có dịp ghé thăm Mộc Châu vào khi có lễ hội, hãy tham gia để hiểu hơn về văn hóa truyền thống của người dân nơi đây nhé.
Không chỉ giới thiệu địa điểm du lịch, tôi sẽ thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm, lời khuyên hữu ích về ẩm thực, phương tiện di chuyển, lưu trú và các hoạt động giải trí tại những địa điểm du lịch mà mình đã tới. Bên cạnh đó, tôi còn rất chú trọng đến việc lựa chọn hình ảnh, video và các yếu tố trực quan khác để làm cho những bài viết của mình trở nên hấp dẫn và sống động hơn.